Kì thị LGBT: Nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả
-
21/06/2024
-
Đăng bởi: Tùng Linh
-
1587 Lượt xem
Kì thị LGBT là nguyên nhân hàng đầu gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống và tinh thần cộng đồng LGBT. Cùng tôi tìm hiểu ngay kì thị LGBT là gì, nguyên nhân và biểu hiện thế nào, gây hậu quả ra sao ngay sau đây!
Mục lục
ToggleKỳ thị LGBT là gì? Vì sao có sự kì thị LGBT?
LGBT (hiện nay còn được gọi với nhiều phiên bản như LGBT+, LGBTQ+, LGBTQIA+…) là tên gọi để chỉ chung cộng đồng những người có xu hướng tính dục khác với dị tính.
Tìm hiểu thêm về cộng đồng LGBT tại bài viết sau:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị LGBT. Trong đó, nguyên nhân kỳ thị LGBT lớn nhất đến từ những định kiến đã có từ lâu và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đó là những khuôn mẫu xã hội đặt ra với nam, nữ và mối quan hệ giữa nam và nữ. Chẳng hạn: nam phải mạnh mẽ, nữ phải dịu dàng, nam phải là người làm chủ mối quan hệ, là trụ cột gia đình,… Do đó khi bắt gặp LGBT, nhiều người vô thức đánh giá cộng đồng này “nằm ngoài khuôn khổ”, từ đó có xu hướng bài xích.
Ngoài ra, thông tin về xu hướng tính dục nói riêng và các vấn đề xoay quanh chủ đề LGBT chưa được phổ biến nhiều. Điều này khiến nhận thức tổng thể của cộng đồng về LGBT chưa đủ sâu và rộng, từ đó khó có góc nhìn khách quan, toàn diện về cộng đồng.
Biểu hiện của sự kỳ thị LGBT
Biểu hiện sự kì thị LGBT có thể chia làm 3 cấp độ: thái độ, ngôn ngữ và hành vi.
Thái độ kỳ thị
- Không thừa nhận sự hiện diện của LGBT, không thừa nhận có tồn tại sự kỳ thị với người đồng tính, cảm thấy thái độ, ngôn ngữ, hành vi kỳ thị chỉ là “bình thường”
- Cho rằng thái độ, ngôn ngữ và hành vi kỳ thị không có nhiều ảnh hưởng đến cộng đồng LGBT, không gây hậu quả nghiêm trọng
- Hùa theo hoặc lờ đi khi thấy biểu hiện kỳ thị LGBT vì sợ bị coi là LGBT
- Khi nhắc đến LGBT chỉ nghĩ tới xu hướng tính dục của họ mà không quan tâm các khía cạnh khác như tính cách, phẩm chất,…
- Cảm thấy khó chịu, không muốn tiếp xúc hoặc giao lưu với người đồng tính, sợ bị lây” đồng tính
Ngôn ngữ kỳ thị
- Ngôn ngữ kỳ thị có thể thể hiện ngay từ những từ/cụm từ như: “bóng”, “ái nam ái nữ”, “bê đê”, “bị gay”, “bị less”, “ô môi”, “thái giám”, “xăng pha nhớt”… khi nhắc về LGBT.
- Những câu nói kỳ thị LGBT có thể không sử dụng các từ mang tính lăng mạ cụ thể nhưng thể hiện thái độ tiêu cực, coi thường với LGBT và xu hướng tính dục của họ.
- Phán xét, bác bỏ quan điểm của một người vì họ là LGBT.
- Sử dụng ngôn từ để đánh giá một cá nhân hoặc cả cộng đồng LGBT dựa trên định kiến của bản thân, vd: LGBT là hư hỏng, là bệnh cần chữa…
Hành vi kỳ thị
- Xa lánh người trong cộng đồng LGBT: không ngồi cùng, ăn cùng, chơi cùng, tiếp xúc hay trò chuyện với người LGBT
- Phân biệt đối xử giữa người LGBT và người có xu hướng tính dục là dị tính: ưu tiên người dị tính hơn người đồng tính trong môi trường học tập, làm việc, sinh hoạt. VD: năng lực của A tốt hơn B nhưng A là người đồng tính nên không cho thăng chức mà chỉ thăng chức cho B
- Bắt nạt, đe dọa, trêu chọc, bạo lực người LGBT
- Ủng hộ các hành vi kỳ thị, chống phá các phong trào LGBT
Bên cạnh những hành động mang tính cá nhân, hành vi kỳ thị LGBT còn được thể hiện ở quy mô lớn hơn – phạm vi quốc gia. Những đất nước kỳ thị LGBT được biết đến nhiều nhất hiện nay gồm: Uganda, Nigeria, Nga, Afghanistan, Brunei, Iran, Qatar, Ả Rập Xê Út, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen.
Trong đó, biểu hiện Nga kì thị LGBT được thể hiện qua việc đất nước này cấm mọi loại quan hệ tình dục phi truyền thống và áp dụng hình phạt tù hoặc trục xuất với người vi phạm. Những năm gần đây, quốc gia này cũng đã đưa ra nhiều quy định luật nhằm hạn chế các phong trào LGBT. Thậm chí đến năm 2023, Bộ Tư pháp Nga còn đưa ra quan điểm coi phong trào LGBT là cực đoan.
Việt Nam có kì thị LGBT không?
Hiện nay Việt Nam không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính. Từ năm 2015, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam đã bỏ điều khoản “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”. Năm 2022, Bộ Y tế đã có văn bản khẳng định đồng tính, song tính, chuyển giới không phải là bệnh. Các hoạt động, phong trào ủng hộ LGBT tại Việt Nam cũng được tổ chức công khai.
Tuy nhiên, biểu kì thị LGBT ở Việt Nam vẫn còn tồn tại do phần đông cộng đồng thiếu kiến thức về LGBT.
Hậu quả sự kỳ thị LGBT
Đừng kì thị LGBT bởi điều này có thể dẫn tới nhiều hậu quả từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Với bản thân người bị kỳ thị:
- Tâm lý bị ảnh hưởng, dễ trở nên tự ti, rụt rè, nhạy cảm
- Trường hợp nghiêm trọng có thể rơi vào trầm cảm
- Người trẻ, bao gồm trẻ em bị kỳ thị sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy: hạn chế/từ chối sự giao tiếp với gia đình, bạn bè; từ chối sự tiếp xúc thân mật do bị chỉ trích; tự cô lập bản thân, cảm thấy lạc lõng, khó hòa nhập với tập thể,…
Với gia đình người bị kỳ thị: Định kiến xã hội khiến gia đình có xu hướng khó chấp nhận người LGBT, sinh ra phản ứng tiêu cực, phủ nhận, từ đó ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên.
Bài viết trên đây là kết quả quá trình tôi nghiên cứu và tổng hợp thông tin về vấn đề kì thị LGBT hiện nay. Hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời mong muốn cũng như hiểu hơn về những mặt hại do việc kỳ thị LGBT gây ra.
Feelex luôn hướng tới việc đóng góp tích cực cho cộng đồng vì một thế giới bình đẳng, nơi mỗi cá nhân đều được trân trọng không phân biệt tuổi tác, giới tính, bản dạng giới,… Nhân sự kiện tháng tự hào LGBT, Feelex đang triển khai chương trình khuyến mãi với hệ thống sản phẩm cực hot! Tìm hiểu ngay thông tin chương trình tại đây!
Viết bình luận