Quyền LGBT là gì? Quyền LGBT ở Việt Nam bao gồm những quyền nào?
-
25/06/2024
-
Đăng bởi: Tùng Linh
-
1587 Lượt xem
Những năm gần đây, quyền LGBT đang ngày càng được quan tâm tại Việt Nam. Nhân tháng tự hào LGBT, cùng Feelex tìm hiểu ngay quyền LGBT là gì, pháp luật Việt Nam quy định thế nào về quyền LGBT qua bài viết dưới đây!
Mục lục
ToggleQuyền LGBT là gì?
Quyền LGBT là quyền dành cho cộng đồng LGBT. Cộng đồng này thường được biết đến bao gồm:
- L – Lesbian: người đồng tính nữ
- G – Gay: người đồng tính nam
- B – Bisexual: người song tính
- T – Transgender: người chuyển giới
Quyền LGBT có thể chia làm hai nhóm chính tương tự quyền dành cho mọi cá nhân. Hai nhóm này bao gồm:
- Nhóm quyền dân sự – chính trị: bao gồm các quyền “cần” – liên quan đến nhân thân như quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,…
- Nhóm quyền kinh tế – văn hóa – xã hội: bao gồm các quyền “đủ” – như quyền được giáo dục, quyền được làm việc, quyền được tham gia đời sống văn hóa, quyền được hưởng mức sống đầy đủ,…
Ngoài ra, cộng đồng LGBT đã và đang đấu tranh vì quyền bình đẳng và một số quyền đặc thù như: quyền kết hôn đồng giới, quyền được nhận con nuôi,… Đây là những quyền có ảnh hưởng tương đối lớn đến cuộc sống của LGBT nhưng chưa được ghi nhận tại nhiều quốc gia.
Pháp luật về quyền LGBT ở Việt Nam hiện nay
Nhóm quyền cơ bản
Các quyền dân sự – chính trị:
- Quyền sống: là quyền được sống và không bị tước đoạt mạng sống tùy tiện.
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm: là quyền không bị giam giữ, bắt giữ tùy tiện, được bảo vệ trong trường hợp bị xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Quyền này bảo vệ LGBT khi bị kỳ thị, phân biệt đối xử.
- Quyền tự do biểu đạt: là quyền tự do bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, không giới hạn hình thức như viết, vẽ, nói,…
- Quyền tự do hội họp và lập hội: là quyền tự do tụ tập, thành lập hoặc tham gia các hội nhóm có tính tổ chức để thảo luận về chủ đề, vấn đề nhất định mà mọi người trong nhóm quan tâm.
- Quyền bầu cử và tham gia chính trị: là quyền tham gia quá trình bầu cử – lựa chọn người đại biểu mình vào cơ quan nhà nước và tham gia vào các hoạt động chính trị.
Các quyền kinh tế – văn hóa – xã hội:
- Quyền được giáo dục: được tạo điều kiện tiếp cận chương trình giáo dục. Hiện nay, nhiều tổ chức, trường học đã bắt đầu nghiên cứu, xây dựng và đưa vào chương trình dạy các tiết học về quyền con người, bình đẳng giới. Chương trình giáo dục giới tính toàn diện cũng được quan tâm, tìm hiểu và đưa vào nhà trường.
- Quyền được làm việc: được tự do lựa chọn việc làm, tự do kinh doanh ngành, nghề, lĩnh vực… mà pháp luật không cấm. Quyền của LGBT tại môi trường lao động là bình đẳng với những người còn lại.
- Quyền được hưởng mức sống đầy đủ: được hưởng các cơ chế an sinh xã hội, dịch vụ công, dịch vụ y tế như một công dân bình thường. Bộ Y tế đã ra thông tư yêu cầu các cơ sở y tế không được từ chối cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho người LGBT.
- Quyền được tham gia đời sống văn hóa: được tham gia vào đời sống văn hóa, tiếp cận và hưởng thụ giá trị văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.
Nhóm quyền đặc thù
Hiện nay tại Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào ghi nhận và tổng hợp các quyền đặc thù của LGBT như: quyền kết hôn, quyền nhận con nuôi… Cộng đồng LGBT vẫn đang đấu tranh vì những quyền này và thực tế đã có một số tiến triển tích cực:
- Xóa bỏ luật cấm với quyền kết hôn giữa hai người cùng giới tính: LGBT vẫn được kết hôn, chỉ không được pháp luật thừa nhận, không được làm thủ tục đăng ký kết hôn tại các cơ quan công quyền.
- LGBT được nhận con nuôi: điều kiện là 1 trong 2 xác nhận tình trạng quan hệ độc thân và nhận con nuôi với tư cách người độc thân.
Một số câu hỏi thường gặp về quyền LGBT ở Việt Nam
(1) Việt Nam có quyền nào giúp chống kỳ thị, phân biệt đối xử với LGBT không?
CÓ. Mọi công dân đều được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự và nhân phẩm. Trường hợp bị kỳ thị, phân biệt đối xử, phỉ báng,… xâm phạm đến các quyền này, LGBT hoàn toàn đủ điều kiện tìm đến sự giúp đỡ từ cơ quan chức năng.
(2) Việt Nam có cho chuyển giới không?
CÓ. Điều 37 BLDS năm 2015 quy định: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật.”
(3) Vì sao cần đấu tranh cho quyền LGBT ở Việt Nam?
Mặc dù Việt Nam đã nới lỏng quy định luật liên quan để hỗ trợ cộng đồng LGBT nhưng về cơ bản, việc không có các quy định luật cụ thể để bảo vệ quyền sẽ khiến cộng đồng LGBT dễ bị tấn công hơn. Do đó, đấu tranh cho quyền LGBT không chỉ là để đảm bảo an toàn cho cộng đồng mà còn để góp phần xây dựng xã hội bình đẳng.
Trên đây là những chia sẻ của tôi về quyền LGBT. Hy vọng những giải đáp của tôi đã giúp bạn hiểu hơn thế nào là quyền LGBT, quyền này ở Việt Nam đang được quy định thế nào, từ đó hiểu hơn về các phong trào LGBT hiện nay.
Nhân dịp tháng tự hào LGBT, Feelex đang triển khai chương trình khuyến mại với cực nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho các sản phẩm thực phẩm chức năng, chăm sóc sức khỏe,… chất lượng, an toàn. Truy cập ngay và tham gia với chúng tôi!
Viết bình luận